Báo cáo chuyên đề: Bài toán Con gà – quả trứng, Cái nào có trước trên thị trường Lao động Việt

Chiều ngày 26/03/2025, tại phòng 202, buổi báo cáo chuyên đề về “Bài toán Con gà – quả trứng, Cái nào có trước trên thị trường Lao động Việt” do Th.S Trần Hương Giang, Giám đốc nghiên cứu, Viện Đào tạo Tâm Việt đã diễn ra thành công, thu hút sự tham gia của sinh viên lớp EC2402C. Buổi báo cáo này nằm trong khuôn khổ áp dụng các phương pháp cải tiến môn học, giúp sinh viên tiếp cận giữa lý thuyết và thực tiễn.

Trong buổi báo cáo, Bà Giang đã đưa ra những dữ kiện, phân tích và nhận định về:

Thực trạng cung lao động: Dựa trên dữ liệu từ Báo cáo Điều tra Dân số Giữa kỳ 2024, báo cáo đã phân tích tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ học vấn tại các khu vực thành thị, nông thôn và vùng kinh tế khác nhau.

Bên cạnh đó, thống kê về sự phát triển về số lượng sinh viên, học viên qua các bậc học cao đẳng – đại học và bậc trung cấp – trung học chuyên nghiệp cũng được trình bày chi tiết.

Trong buổi báo cáo bà Giang cũng đưa ra và phân tích những biểu đồ số liệu về Quy mô đào tạo Đại Học, Thạc sĩ, Tiến sĩ qua các năm, Quy mô Đào tạo Đại Học chính quy – thạc sỹ – tiến sỹ theo khối ngành qua các năm, Số lượng du học sinh Việt Nam tại các nước trên thế giới,

Tỉ lệ du học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2022 theo khối ngành.

Từ những số liệu phân tích có thể đưa ra các nhận định đặc điểm phía bên cung như sau:

  • 73,6% nhân lực chảy vào thị trường lao động không có trình độ chuyên môn, trong đó, 30,1% chỉ tốt nghiệp THCS hoặc đang học dở dang trình độ PTTH.
  • Đối với nhóm có trình độ chuyên môn (26,4%), Sơ cấp nghề, Trung cấp, Cao đẳng chiếm 14,7% và Đại học chiếm 11% nhân lực.
  • Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ có nhân lực trình độ cao nhất, Tây Nguyên và ĐBSCL có trình độ thấp nhất.
  • 80% du học sinh sau khi hoàn thành khóa học đã lựa chọn định cư và làm việc ở nước ngoài thay vì quay trở lại làm việc tại Việt Nam
  • Nhân lực tập trung đào tạo các trình độ và chuyên ngành theo thứ tự từ nhiều đến ít:

            Đại học > Sơ cấp > Trung cấp > Cao Đẳng > Thạc sĩ > Tiến sĩ

           Ứng dụng > Khoa học ứng dụng > Khoa học cơ bản

Thực trạng cầu lao động: Trong phần chia sẻ về tình hình cầu lao động, số liệu từ Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm 2023 giúp đánh giá sự thay đổi trong cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên, sự thay đổi tỷ lệ lao động việc làm theo khu vực kinh tế qua các năm, mức thu nhập theo trình độ chuyên môn và xu hướng dịch chuyển lao động giữa các khu vực kinh tế…

Từ những số liệu phân tích, Bà Giang cũng đưa ra những nhận định đặc điểm phía bên cầu lao động như sau:

  • Lao động nông thôn nhiều gấp đôi thành thị và tỷ lệ thất nghiệp thành thị cao hơn nông thôn gần 1 %.
  • 25% là lao động giản đơn; 43.5% là lao động bậc trung, các loại thợ; 11% là nhóm lãnh đạo, chuyên môn bậc cao và nhân viên văn phòng.
  • Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và ĐBSCL có số lượng và tỷ lệ phân bổ lực lượng lao động cao nhất; Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất.
  • Xuất khẩu lao động tăng cao qua các năm, lao động đi nước ngoài chủ yếu làm việc ở phân khúc sơ cấp và trung cấp.
  • Chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng Việt Nam chủ yếu tập trung ở khâu trung nguồn và hạ nguồn…

Từ phân tích về cung và cầu lao động, tháp dân số và  sự xuất hiện của AI trong thời điểm hiện nay, Bà Giang cũng đã đưa ra những nhận định của mình về cân bằng thị trường lao động. Buổi báo cáo đã mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc về cung – cầu lao động, cung cấp dữ liệu quan trọng để dự báo xu hướng phát triển thị trường trong thời gian tới. Những thông tin này sẽ là nền tảng giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp cũng như lựa chọn những kỹ năng cần thiết để tham gia thị trường việc làm sau khi ra trường./.

Bài viết: ThS. Nguyễn Thị Phúc Doang

TÀI KHOẢN

Chào mừng bạn ghé thăm website
Khoa Kinh tế và Quản lý Công!

Website sẽ được công bố sau:

ngày
giờ
phút
giây